Truyền thông về chương trình giáo dục phổ thông 2018 thay sách lớp 1 năm học: 2020-2021

Thứ sáu - 27/11/2020 09:01

Da cong bo gia 5 bo sach giao khoa lop 1 nam hoc 2020 2021

Da cong bo gia 5 bo sach giao khoa lop 1 nam hoc 2020 2021
Bắt đầu từ năm học 2020-2021 sẽ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.Còn gọi chương trình giáo dục phổ thông 2018 ( thay sách).
Kính gửi : Các thầy cô giáo, các bậc PHHS trường Tiểu học Phú Lợi
 
          Bắt đầu từ năm học 2020-2021 sẽ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.Còn gọi chương trình giáo dục phổ thông 2018 ( thay sách), để PHHS hiểu rõ hơn về chương trình giáo dục phổ thông 2018, trường Tiểu học Phú Lợi xin thông tin tóm tắt về triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT.
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG:
          Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh:
          -  Làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
          - Gíup học  tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
          - Giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
          - Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
          1. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
          2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
          a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
          b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
          Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.
          3. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở TIỂU HỌC:
   Chương trình 2018 bao gồm quy định chương trình tổng thể, quy định chương trình môn học và hoạt động giáo dục của Tiểu học có một số nội dung cốt lõi sau:
          a) Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình mới.
( gồm 10 môn học và 01 hoạt động)
   - Gồm:
          1) Tiếng Việt;  
          2) Toán;  
          3) Đạo đức;
          4) Ngoại ngữ 1 (Lớp 3,4,5);
          5) Tự nhiên và xã hội (Lớp 1,2,3);  
          6) Lịch sử và Địa lí (Lớp 4, 5);
           7) Khoa học (Lớp 4, 5);  
          8) Tin học và Công nghệ (Lớp 3, 4, 5);
          9) Giáo dục thể chất;
          10) Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ Thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương).
          * Riêng môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình mới đối với lớp 1 ( Năm học 2020-2021 như sau:
          1) Tiếng Việt ( Học vần, tập đọc,  tập viết , chính tả) 
          2) Toán;  
          3) Đạo đức
           4) Ngoại ngữ 1
          5) Tự nhiên và xã hội
          6) Giáo dục thể chất;
          7) Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ Thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương).
   - Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (mô-đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.  
b) Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng)
   Tiếng dân tộc thiểu số (dạy từ lớp 1 đến lớp 5); Ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1, 2).
( Tỉnh Bình Dương chọn: Ngoại ngữ 1 để dạy ở học sinh lớp 1,2.Bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1, được đưa vào giảng dạy từ tuần 10 với 2 tiết/tuần)
c) Nhận xét chung
   - So với Chương trình hiện hành, Chương trình 2018 có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong Chương trình 2018 có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ.
-  Chương trình 2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên, cụ thể: 
   + Lớp 1, 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 25 (chưa tính môn tự chọn). (Chương trình hiện hành có 10 môn và 23 tiết trên tuần).
   + Lớp 3 có: 08 nôn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 28 tiết (Chương trình hiện hành có 10 môn và 24 tiết trên tuần)
   + Lớp 4, 5 có: 10 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 30 tiết. (Chương trình hiện hành có 11 môn, và 26 tiết trên tuần )
IV. LỘ TRÌNH THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018:
    - Năm học 2020-2021: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 1.
    - Năm học 2021-2022: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6.
    - Năm học 2022-2023: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
    - Năm học 2023-2024: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
    - Năm học 2024-2025: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
1. Về sách giáo khoa, chuẩn bị sách giáo khoa.
    - Chương trình GDPT 2018 thực hiện theo hướng: 01 chương trình và nhiều bộ sách. Các bộ sách giáo khoa sử dụng là các bộ sách phải được Bộ GD&ĐT phê duyệt
   - Nhà trường trực tiếp lựa chọn sách giáo khoa theo các tiêu chí được Bộ giáo dục, Sở giáo dục ban hành trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và nhà trường (việc lựa chọn sách xong trong tháng 3/2020). Việc lựa chọn SGK thực hiện  theo thông tư 01/2020/TT-BGD ĐT.
- Nhà trường có niêm yết bộ sách đã lựa chọn ở bảng tin, trang web và địa phương đến hết tháng 9/2020.
a) Sách giáo khoa:
          Lớp 1năm học 2020-2021 trường Tiểu học Phú Lợi chọn bộ sách giáo khoa sau:
TT  TÊN SÁCH GHI CHÚ  
 
1 Tiếng Việt 1 - Tập 1 Chân trời sáng sạo  
2 Tiếng Việt 1 - Tập 2 Chân trời sáng sạo  
3 Vở BT Tiếng Việt, tập 1 Chân trời sáng sạo  
4 Vở BT Tiếng Việt, tập 2  Chân trời sáng sạo  
5 Vở Tập viết  lớp 1, tập 1(theo CT GDPT 2018) Theo chương trình 2018  
6 Vở Tập viết  lớp 1, tập 2(theo CT GDPT 2018) Theo chương trình 2018  
7 Luyện tập chính tả 1 Theo chương trình 2018  
8 Toán 1  Cánh diều  
9 Vở Bài tập Toán 1- Tập 1  Cánh diều  
10 Vở Bài tập Toán 1- Tập 2  Cánh diều  
11 Mỹ thuật 1  Cánh diều  
12 Âm nhạc 1  Cánh diều  
13 Tự nhiên và Xã hội 1  Cánh diều  
14 Hoạt động trải nghiệm 1  Cánh diều  
15 Đạo đức 1  Cánh diều  
16 Giáo dục thể chất 1  Cánh diều  
17 Kĩ năng sống 1    
18 Văn hoá giao thông 1    
19 Family and Friends- Student book    
20 Family and Friends- Work book    
- Sau khi trường  hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 1 (trước khai giảng năm học mới) các NXB có SGK lớp 1 được các địa phương lựa chọn tiến hành phối hợp tập huấn sử dụng SGK cho tất cả các giáo viên được phân công giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021, việc tổ chức tập huấn chương trình thay sách. Cách sử dụng sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 năm học 2020-2021.(Những giáo viên không được tập huấn không được phân công dạy lớp 1).
2. Chuẩn bị sách giáo khoa cho học sinh lớp 1:
          - Sau khi chọn sách lớp 1 nhà trường đã thông báo và niêm yết sách giáo khoa lớp 1 cho tất cả phụ huynh có con, em học lớp 1 được biết.
          - Nhà trường đã đăng kí phát hành sách SGK lớp 1 được tiến hành đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng in ấn, đặc biệt là kịp thời về tiến độ để các nhà trường, giáo viên và học sinh kịp thời trang bị cho năm học mới, (việc in và phát hành SGK lớp 1 phải hoàn thành trước 30 tháng 7 năm 2020).
          - Phụ huynh HS đăng kí sách giáo khoa cho học sinh trong tháng 8/2020.
3. Về đội ngũ giáo viên:
    - Phân công đội ngũ  Gv dạy lớp 1 năm học 2020-2021 ổn định như năm học trước, đảm bảo tối thiểu 01 giáo viên /lớp.
   - Đội ngũ GV dạy lớp 1 được tham gia các lớp tập huấn về dạy học theo chương trình mới, theo sách giáo khoa mới.
4. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
    - Đảm bảo đủ mối lớp /phòng học để học sinh được học 2 buổi/ngày, mỗi phòng học có 01 ti vi và trang thiết bị dạy học, bàn ghế HS, tủ giá…( Nhà trường đã xin cấp bổ sung và đã được khảo sát để lắp đặt)
          - Nhà trường được cấp 2 phòng ngoại ngữ, 02 bản tương tác theo đề án dạy ngoại ngữ. Đây là các trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
    - Về thiết bị dạy học: Tiến hành rà soát thiết bị dạy học hiện có, đối chiếu với Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 khi triển khai chương trình GDPT 2018 để có kế hoạch mua bổ sung.( xong trong tháng 8/2020)
V.  TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ĐỐI VỚI LỚP 1 NĂM HỌC 2020-2021:
 1. Mục đích , yêu cầu:
          1.1. Mục đích
          Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình của Bộ GD&ĐT.
          Kế hoạch là căn cứ để các tổ, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai CTGDPT 2018.
          1.2. Yêu cầu
          Xác định được các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, xây dựng lộ trình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường.
          Bảo đảm tất cả giáo viên trong nhà trường được triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, nội dung hướng dẫn thực hiện CTGDPT và hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT khi bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021.
          Triển khai các văn bản chỉ đạo và tình hình nhà trường chuẩn bị cho CTGDPT 2018 đến phụ huynh thông qua các buổi họp Cha mẹ học sinh, trên Web, bản tin nhà trường.
2. Chuẩn bị các bước về chuyên môn:
          - Trường nghiêm túc triển khai đổi mới dạy học và công tác quản lý đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá. Triển khai đầy đủ các tiết chuyên đề về đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và việc đổi mới công tác quản lý trong nhà trường.
          -  Tổ chức thực hiện nghiên cứu các văn bản, nhất là văn bản số 1540/PGDĐT-TH, ngày 08 tháng 9 năm 2020. V/v hướng dẫn thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn đối với cấp tiểu học năm học 2020-2021.Tổ chức họp bàn, tổ thống nhất nội dung cần chuyên đề. Trong tổ chọn giáo viên dạy tốt tổ chức các tiết dạy mẫu cho giáo viên nắm phương pháp, Tổ chức các chuyên đề để góp ý bổ sung tiết dạy cho giáo viên lớp 1 ngay tại đối tượng của học sinh lớp mình. Để giáo viên rút kinh nghiệm trong từng tiết học, môn học.
          - Ban giám hiệu tăng cường dự giờ, thăm lớp, thăm nắm thuận lợi và khó khăn của giáo viên, tổ chức trao đổi với giáo viên lớp 1 trong quá trình triển khai chương trình. Để kịp thời giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh trong quá trình triển khai chương trình mới 2018 đối với lớp 1 năm học 20120-2021 tại trường tiểu học Phú Lợi.
          - Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện chương trình theo hướng tự chủ; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; đồng thời vận dụng các yếu tố tích cực của mô hình trường học mới trong chỉ đạo dạy học và kiểm tra đánh giá đối với chương trình hiện hành. Chỉ đạo giảng dạy tích hợp, xây dựng các chuyên đề, giáo án điện tử, bài giảng e-leaning một cách sinh động và đa dạng.
          - Tăng cường công tác kiểm tra, tư vấn hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên. Việc đổi mới cần đi sâu, cụ thể từng bài, từng tiết học, không mang tính hình thức, đối phó.
          - Qua triển khai chương trình từ đầu năm đến nay. Nhà trường nhận thấy giáo viên đã nắm bắt kịp thời, nhẹ nhàng trong giảng dạy, không áp lực về nội dung và kiến thức trong sách giáo khoa.
          Trên đây là giới thiệu các nét cơ bản về chương trình giáo dục phổ thông 2018, lộ trình thực hiện và công tác chuẩn bị thực hiện trong năm học 2020-2021 của trường Tiểu học Phú Lợi gửi tới các thầy cô giáo, các bậc PHHS và toàn thể nhân dân. Rất mong các thầy cô, các bậc PHHS nghiên cứu để có thêm thông tin về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 
Nguồn: Trường TH Phú Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay388
  • Tháng hiện tại20,634
  • Tổng lượt truy cập1,287,190
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây