Tuyên Truyền Phòng Bệnh Tay Chân Miệng

Thứ tư - 11/09/2024 17:25
Mỗi năm, bệnh tay chân miệng ảnh hưởng đến hàng nghìn trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia nhiệt đới như Việt Nam. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa cơ bản
Hiện nay, dịch bệnh đang gia tăng, vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý để phòng tránh và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.


Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng cần nhận biết các dấu hiệu cụ thể như sau:
1. Bệnh Tay - chân - miệng là gì?
Tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.
Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
2. Ai có thể mắc bệnh Tay - chân - miệng?
Bệnh Tay - chân - miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
3. Những biểu hiện chỉnh của bệnh Tay - chân - miệng?
Bệnh biểu hiện ban đầu bàng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.
Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưõi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.
Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân...
4. Bệnh Tay - chân - miệng lây truyền như thể nào?
Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:
- Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng nước bị vỡ).
- Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp súc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... bị nhiễm vi rút.
- Qua đường tiêu hóa do ăn uổng phải thực phẩm chứa vi rút.
5. Cách phòng bệnh:
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh Tay - chân - miệng mọi người cân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
- Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
- Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
6. Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
- Khi thấy trẻ sốt và xuẩt hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
- Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.
- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
- Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm như cháo, súp.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

         


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay715
  • Tháng hiện tại21,382
  • Tổng lượt truy cập1,503,979
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây