Trường Tiểu học Phú Lợi triển khai tập huấn sử dụng hệ thống LMS360 e-Learning
Thứ năm - 26/12/2024 14:49
Sáng ngày 20/12/2024 trường tiểu học Phú Lợi đã phối hợp với Cty Tập đoàn KHCN Bách Khoa tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống LMS360 e-Learning cho BGH và giáo viên nhà trường.
Thực hiện theo công văn số 2844/PGDĐT ngày 10/12/2024 của PGDĐT Thành Phố Thủ Dầu Một Về việc phối hợp triển khai tập huấn sử dụng hệ thống LMS360 e-Learning tại các trường Tiểu học và THCS trong địa bàn thành phố.
Sáng ngày 20/12/2024 trường tiểu học Phú Lợi đã phối hợp với Cty Tập đoàn KHCN Bách Khoa tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống LMS360 e-Learning cho BGH và giáo viên nhà trường. Phần mềm LMS360 E-Learning là Hệ thống quản trị học tập tích hợp công cụ soạn giảng tương tác hiện đại, được xây dựng dựa trên mô hình của phương pháp dạy học tiên tiến bài giảng có thể tương tác đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước có nền giáo dục phát triển.
Đến tham dự chương trình có:
Về Phía Cty Tập đoàn KHCN Bách Khoa có cô Phan Hương Quỳnh và cô Vũ Thị Cẩm Nhung
Về phía nhà trường có cô Đặng Thị Thuỳ Trang- Phó Hiệu trưởng, cô Từ Thị Mỹ Huỳnh - Phó hiệu trưởng. Cùng toàn thể thầy cô giáo nhà trường.
Tại buổi tập huấn Cty Tập đoàn KHCN Bách Khoa đã triễn khai các nội dung chính như:
- Thiết kế bài giảng E-Learning: LMS tích hợp video, PDF, file Word, Excel, và MP3, tạo ra môi trường học tập trực quan và phong phú, nâng cao sự tương tác.
- Phê duyệt học liệu số: Từ cấp quản lý Sở, Phòng GD đến từng giáo viên, học sinh, và phụ huynh, hệ thống LMS của BKT tạo điều kiện dễ dàng theo dõi và nâng cao tiến độ học tập.
- Chia sẻ học liệu số từ cá nhân đến kho học liệu số dùng chung. Chia sẻ học liệu số vào lớp cho học sinh, tổ bộ môn, ngân hàng học liệu dùng chung cấp trường......
- Chuyển đổi số về phương pháp dạy học: AI Hỗ trợ chuyển đổi số tự động, công tác soạn giảng, xây dựng tài liệu giảng dạy dễ dàng và nhanh chóng với các công cụ AI chuyên nghiệp, tự động. Giúp giáo viên có được những bài giảng hay sinh động.
Chúng tôi trên mạng xã hội